TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A(H1N1)



1. Khái niệm.                                                                        
  Cúm A(H1N1):  là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm  A(H1N1) gây ra. Bệnh có thể  lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây đại dịch và biến chứng hô hấp, có thể gây tử vong.
   2. Đường lây truyền.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rút từ người bệnh thông qua dịch hắt hơi sổ mũi trong thời gian từ 1 ngày trước đến 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng.
   3. Triệu chứng.                                     
- Bệnh có các triệu chứng giống như cúm mùa: sốt cao vừa, sốt cao, đau đầu người mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy…
- Viêm đường hô hấp: đau họng, ho khan, có đờm, hắt hơi, sổ mũi.
   4. Biến chứng.
Bệnh có thể diễn biến nặng gây viên phổi, suy hô hấp, suy đa phủ tạng và dẩn đến tử vong.
Các biện pháp hiệu quả bao gồm 10 bước được khuyến cáo tới tất cả mọi người thực hiện như sau

 1. Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm
A(H1N1) gây ra.

2. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc với đồ vật bị nhiễm vi rút rồi đưa lên mũi, miệng. Thực hiện nghiêm ngặt qui tắc vệ sinh đường hô hấp khi ho, hắt hơi, qui tắc này bao gồm: Hãy dùng khăn giấy để che miệng và mũi lại khi ho hoặc hắt hơi. Hoặc ho và hắt hơi vào phía trên tay áo vào vùng khuỷu, đừng ho hoặc hắt hơi vào bàn tay. Sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy và đi rửa tay bằng xà phòng hoặc sát trùng tay với dung dịch có chứa cồn ngay lập tức.

. Trong trường hợp không có khăn giấy, có thể dùng khăn vải, nhưng chỉ cho riêng mình và phải giặt sạch phơi nắng hàng ngày, thay thường xuyên.
3. Bệnh lây nhiễm nhanh từ người sang người trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng bệnh.
4. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần
tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
5. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che
miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
6. Học sinh, sinh viên và nhân viên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho Ban giám hiệu, y tế địa phương.


7. Tránh tiếp xúc với người bị cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
8. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
9. Học sinh, sinh viên, cán bộ và nhân viên có biểu hiện cúm khi đang ở nhà trường thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
10. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu....Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
 


Bài viết liên quan

Pháp chế

Hình ảnh

Video clip

Banner quảng cáo

facebook